Ung thư máu là một trong những căn bệnh ung thư ác tính cực kỳ nguy hiểm với con số 220.000 người chết vì căn bệnh này mỗi năm. Dấu hiệu nhận biết ung thư máu như thế nào, nguyên nhân và ung thư máu có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều người. Cùng tìm lời giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Ung thư máu là gì?
Ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng, là tình trạng gia tăng đột biến số lượng bạch cầu. Khi này bạch cầu thiếu nguồn thức ăn sẽ ăn chính hồng cầu trong máu, khiến các hồng cầu bị phá hủy dần và người bệnh sẽ tử vong vì thiếu máu. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất mà không tạo ra khối u.
Bệnh ung thư máu thông thường được phân làm 2 nhóm: Ung thư máu cấp và ung thư máu mạn.
– Ung thư máu cấp
Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Từ khi bệnh bắt đầu, các tế bào bệnh bạch cầu non chưa trưởng thành không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường nhưng lại tăng rất nhanh về số lượng.
Ngoài ra, bệnh ung thư máu còn có cách phân loại dựa theo dòng tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng như bạch cầu lymphô mạn tính (CLL), bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML), bạch cầu lymphô cấp tính (ALL), bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML), bạch cầu tế bào tóc.
– Ung thư máu mạn
Đây là thể tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều năm. Ban đầu, người bệnh có thể không có triệu chứng gì. Trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính tăng sinh trong máu, triệu chứng xuất hiện như nhiễm khuẩn hay nổi hạch. Các triệu chứng ung thư máu thời gian đầu còn ở thể nhẹ, càng về sau càng trở nên trầm trọng hơn.

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu
Bệnh ung thư máu là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, thế nên việc nhận biết sớm nó là cực kỳ cần thiết. Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo mà các bạn cần nắm rõ:
Đau bụng
Khi các tế bào ung thư máu tích tụ trong thận, gan và lá lách sẽ khiến bụng to ra và dẫn đến tình trạng đau bụng ở bệnh nhân. Bên cạnh những cơn đau dạ dày bệnh nhân thường kèm theo mất cảm giác ngon miệng và sút cân.
Bệnh thiếu máu
Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất có liên quan tới bệnh ung thư máu. Các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ thể qua máu, tuy nhiên sự gia tăng bất thường của các tế bào bạch cầu sẽ làm quá trình này bị cản trở.
Mệt mỏi
Haemoglobin là thành phần trong tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy. Khi bị ung thư máu sẽ khiến số lượng tế bào haemoglobin giảm đi nhanh chóng. Từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thở gấp hơn bình thường.
Đau ngực và sưng ở bàn chân
Đau ngực liên tục và sưng bàn chân là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh bạch cầu với các rối loạn về chảy máu và đông máu.
Dễ bị bầm tím
Dễ bị bầm tím và chảy máu không kiểm soát được là những triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh ung thư máu. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các tế bào máu bình thường liên tục bị thay thế bằng các tế bào bạch cầu non bất thường. Việc này khiến cho các tiểu cầu bị mất đi và máu không thể đông lại.
Đốm đỏ trên da
Nếu bạn phát hiện có những đốm màu đỏ hoặc màu tím nổi trên da thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bởi hiện tượng này rất có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào việc ngăn chăn chảy máu, giúp máu đông. Khi số lượng tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu là đổi màu trên da.
Đau xương, khớp
Một biến chứng thường gặp của bệnh ung thư máu là đau ở xương và khớp. Đau nhức xảy ra do tủy xương bị lấp đầy bởi các tế bào bất thường.
Nhiễm trùng thường xuyên
Ung thư máu làm suy giảm chức năng của các tế bào bạch cầu vốn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hậu quả là các bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng thường xuyên do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra.
Sưng hạch bạch huyết
Tế bào ung thư có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết. Kết quả là các hạch bạch huyết dưới cánh tay, ở bẹn, ngực và cổ có thể sưng lên. Các hạch bạch huyết là những cấu trúc hình hạt đậu nhỏ giúp lọc máu.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu
Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn mắc bệnh ung thư máu là:
− Những người đã từng mắc ung thư và được điều trị hóa trị và xạ trị, có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu.
− Những bất thường trong di truyền có ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
− Những người đã được chẩn đoán rối loạn máu, chẳng hạn như hội chứng myelodysplastic, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
− Người tiếp xúc với mức độ rất cao của bức xạ, có tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
− Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chẳng hạn như benzen cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư bạch cầu.
− Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp.
− Nếu một hoặc một số thành viên trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, nguy cơ mắc bệnh này có thể tăng lên.
Bệnh ung thư máu có chữa được không?
Ung thư máu có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Câu trả lời là tùy thuộc vào giai đoạn mà người bệnh phát hiện cũng như thể trạng của người bệnh trong thời điểm đó như thế nào, các tế bào ung thư đã lây lan đến các cơ quan khác hay chưa. Bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu nếu được phát hiện thì tỉ lệ điều trị khỏi là rất cao. Trước đây nếu như chưa có phương pháp nào có thể điều trị tận gốc được nhưng thời gian gần đây với phương pháp ghép tủy xương tỉ lệ điều trị khỏi rất cao tới hơn 90%. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi ung thư máu giai đoạn đầu có chữa được không
Còn về sau khi ung thư máu ở các giai đoạn muộn thì tỉ lệ điều trị thành công sẽ thấp hơn. Đối với ung thư máu ở giai đoạn 2 khi các tế bào ung thư chưa phát triển mạnh thì vẫn có thể điều trị được kết hợp với một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh có thể kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Một số phương pháp khác cũng được sử dụng điều trị ung thư máu bao gồm:
− Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng cách uống thuốc, tiêm, truyền thuốc vào tĩnh mạch, tiêm vào dịch não tủy. Hóa trị được làm theo chu kỳ, mỗi chu kỳ có khoảng thời gian điều trị nhất định.
− Liệu pháp điều trị sinh học: Truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.
− Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư máu
Mặc dù chúng ta không thể phòng bệnh một cách tuyệt đối, thế nhưng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư máu. Dưới đây là một số điều bạn nên thực hiện để giảm nguy cơ ung thư máu:
– Tăng cường các loại rau hữu cơ, đồng thời hạn chế sử dụng thịt đỏ. Uống nấm lim xanh thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe để phòng bệnh ung thư máu.
– Hạn chế sử dụng chất béo có chứa chất bão hòa
– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với thuốc diệt cỏ và hóa chất. Đồng thời, nên tránh tiếp xúc với những nơi bị ô nhiễm.
– Những người làm việc trong ngành hạt nhân, hóa học hoặc thuốc nhuộm thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Do đó những người này cần phải thực hiện các biện pháp an toàn để giảm thiểu sự tiếp xúc.
Trên đây là những kiến thức cần biết về dấu hiệu của bệnh ung thư máu và bệnh có chữa được không mà chúng tôi đã chia sẻ. Hi vọng những kiến thức này sẽ phần nào giúp bạn nắm được rõ hơn về căn bệnh ung thư máu, để từ đó có phương pháp điều trị cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả. Chúc các bạn và gia đình luôn nhiều sức khỏe.
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
Có thể bạn quan tâm:
− Tác dụng của nấm lim xanh chữa ung thư tận gốc
− Dấu hiệu ung thư vòm họng là gì và bệnh nhân sống được bao lâu
− Ung thư gan là bệnh gì, các dấu hiệu và bệnh nhân sống được bao lâu?