Viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) gây ra, là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thậm chỉ là tử vong. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin về viêm gan B là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về bệnh để bảo vệ tốt hơn sức khỏe của bản thân và gia đình.
Mục Lục
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh do virus viêm gan siêu vi B gây ra. Căn bệnh này có thể lây lan ảnh hưởng trực tiếp đến gan và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho gan.
− Viêm gan B cấp tính:
Khi virus viêm gan B mới vào cơ thể, giai đoạn này được coi là giai đoạn viêm gan B cấp tính. Sau khoảng 1-2 tháng thì bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên nhiều người không thể tự hồi phục virus viêm gan B sẽ chuyển sang giai đoạn viêm gan B mãn tính.
− Viêm gan B mãn tính:
Viêm gan B mãn tính là tình trạng có virus viêm gan B trong cơ thể trên sáu tháng vẫn chưa hết. Bệnh viêm gan B mãn tính dù có triệu chứng hay không có triệu chứng thì vẫn phát triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B
Nguyên nhân gây viêm gan B là do sự lan truyền virus viêm gan B từ người bệnh sang người lành. Việc lây truyền chủ yếu xảy ra qua 3 con đường sau:
1. Lây nhiễm qua đường tình dục
Virus HBV truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các chất dịch khác trong cơ thể. Bất cứ hành vi tình dục nào làm gây trầy xước hoặc tổn thương đều dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh. Sử dụng đồ chơi tình dục cũng làm tăng khả năng lây nhiễm, virus viêm gan B có thể tồn tại ngoài cơ thể tới hơn 1 tuần, vậy nên vệ sinh dụng cụ tình dục cẩn thận để giảm nguy cơ lây lan bệnh.
2. Lây từ mẹ sang con
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm gan B phổ biến hàng đầu tại khu vực Châu Á. Phụ nữ có thai mắc bệnh viêm gan B thì khả năng truyền virus sang con là rất cao. Bệnh viêm gan B của người mẹ không truyền sang con trong giai đoạn mang thai mà lây qua quá trình sinh đẻ. Sản dịch, máu của mẹ lây truyền virus viêm gan B cho trẻ, hoặc do niêm mạc da của trẻ bị tổn thương, dễ dàng bị virus tấn công.
Nếu virus viêm gan B đang phát triển và hoạt động mạnh trong cơ thể người mẹ thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh sang con từ 50-90%. Ngược lại, nếu virus hoạt động kém thì tỷ lệ lây thấp hơn, khoảng 30%. Nếu virus ở trạng thái không hoạt động thì tỷ lệ là dưới 10%.
3. Lây qua đường máu
Virus viêm gan B có thể lây nhiễm trực tiếp khi truyền máu. Trước đây, khi các kỹ thuật xét nghiệm máu chưa phát triển thì truyền máu là một trong những nguyên nhân lây truyền viêm gan B.
Hiện nay, việc truyền máu trở nên an toàn hơn rất nhiều. Tuy nhiên vẫn không nên chủ quan bởi việc lây nhiễm viêm gan B vẫn có thể xảy ra một cách gián tiếp khi vô tình tiếp xúc với những dụng cụ dính máu nhiễm bệnh trong khi có vết thương hở, da hoặc niêm mạc bị trầy xước. Cụ thể ở một số trường hợp, như: tiêm chích ma túy, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, châm cứu,… hoặc dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm bấm móng,…
Triệu chứng viêm gan B
Ở mỗi giai đoạn khác nhau các biểu hiện của bệnh viêm gan B cũng khác nhau. Đôi khi những triệu chứng bệnh không rõ ràng và chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn rồi biến mất nên người bệnh rất khó nhận biết.
1.Triệu chứng viêm gan B cấp tính
Ở giai đoạn viêm gan B cấp tính, khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại di chứng gì và bệnh chỉ tồn tại trong cơ thể người một thời gian ngắn dưới 6 tháng. Trong giai đoạn này lá gan đã bắt đầu có những thương tổn ảnh hưởng đến chức năng gan, cơ thể cũng xuất hiện những biểu hiện bất thường như: Chán ăn, mệt mỏi, sốt, rối loạn tiêu hóa, vàng da, nôn mửa, cảm cúm và đau nhức ở gan, có thể bị nhức khớp.
Thường thì các triệu chứng này chỉ ở mức nhẹ, do đó, hầu hết mọi người đều chủ quan phớt lờ vô tình tạo cơ hội cho virus phát triển mạnh mẽ hơn, gây viêm gan B mãn tính. Một số ít trường hợp có các triệu chứng nặng sẽ đi khám và phát hiện bệnh sớm hơn, các bác sỹ có thể sẽ cần can thiệp để giảm thiếu các triệu chứng này.
2.Triệu chứng viêm gan B mãn tính
Người bệnh viêm gan B mãn tính có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp: viêm gan B thể không hoạt động và viêm gan B thể hoạt động. Đối với người mắc viêm gan B mãn tính thể không hoạt động, vì virus không hoạt động, không tàn phá gan nên người bệnh cũng không có triệu chứng, biểu hiện gì.
Trường hợp viêm gan B mãn tính thể hoạt động, tuy so với giai đoạn cấp tính thì lúc này các tổn thương ở gan đã nặng nề hơn nhưng người bệnh lại không có nhiều triệu chứng rõ rệt. Bởi lá gan là bộ phận có khả năng tái tạo mạnh mẽ nên gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian dài mà không hề xuất hiện triệu chứng nổi bật nào cả. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm, có những trường hợp mắc bệnh vài năm nhưng vẫn không phát hiện. Đến khi gan bị tổn thương trầm trọng, nặng nề thì các triệu chứng sẽ lại xuất hiện trở lại. Triệu chứng viêm gan B mãn tính khá tương đồng với viêm gan B cấp tính nhưng có thay đổi về mức độ và tần suất.
Các biến chứng nguy hiểm của viêm gan B
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gan B có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
− Suy gan cấp: là tình trạng tổn thương tế bào gan do virus tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng cấp tính như bệnh lý não gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong đến 90% nếu không điều trị kịp thời hoặc không được ghép gan.
− Xơ gan: Virus HBV tấn công các tế bào gan khiến tế bào gan bị viêm, mô gan bị tổn thương và dần thay thế bằng các tổ chức xơ và làm xơ hóa lá gan.
− Ung thư gan: Người bị viêm gan B mạn tính có khả năng bị ung thư gan gấp 20 lần so với người không mắc bệnh. Ung thư gan rất khó điều trị và nguy cơ tử vong cao.
− Bệnh não do gan: Người bệnh nhân thường thấy khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, trạng thái tâm thần không ổn định, mất định hướng về không gian và thời gian, dễ bị kích thích. Nặng hơn, người bệnh sẽ bị rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi hôn mê sâu.
− Tăng áp suất mạch môn: Chức năng chính của gan là lọc máu. Song, khi virus viêm gan B tấn công gây mô xơ, các mô xơ mọc quanh tĩnh mạch gan sẽ xiết các mạch máu làm tăng áp xuất mạch môn và gây ra hàng loạt biến chứng như tích tụ dịch trong xoang phúc mạc, giãn tĩnh mạch thực quản và có thể tử vong nhanh chóng.
Cách điều trị bệnh viêm gan B
Điều trị viêm gan B bằng thuốc Tây y
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn sự nhân lên của virus, nâng cao thể trạng, tránh biến chứng. Thuốc điều trị viêm gan B bao gồm 2 nhóm cơ bản:
- Nhóm thuốc tác động tới hệ thống miễn dịch: Cytokine (interferon) là chất sinh học có trong cơ thể do bạch cầu lympho tiết ra khi cơ thể bị virus B tấn công. Dùng Interferon và Interleukin-2, Interferon-alpha trong 3 tháng có thể loại trừ được virus ở 40% trường hợp.
- Nhóm thuốc chống virus viêm gan B: Lamivudine, famciclovir, ribavirin,…Các thuốc thuộc nhóm này sẽ ức chế polymerase( một men xúc tác quá trình sao chép ADN của virus), do đó sẽ ức chế virus nhân lên và lan rộng. Thuốc thường được chỉ định dùng lâu dài nhưng lại gây ra một nhược điểm lớn là tăng tỉ lệ kháng thuốc do virus B.
Chữa viêm gan B bằng thuốc Nam
- Dùng thuốc Nam chữa bệnh viêm gan B sẽ giúp lưu thông huyết khí ở gan, giảm bớt sự tích tụ máu tại gan, điều hòa chức năng tì và thận. Đồng thời giúp người bệnh giảm bớt sự đau đớn và không gây ra tác dụng phụ.
- Bên cạnh, việc sử dụng thuốc Tây ngăn ngừa virus viêm gan B tiến triển, người bệnh nên tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan trước những tác dụng phụ của thuốc. Nên sử dụng các sản phẩm bổ gan chứa thảo dược tự nhiên… giúp hạ men gan nhanh, hỗ trợ trong các liệu pháp điều trị viêm gan B, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ gan, trong đó điển hình là nấm lim xanh.
Các cách phòng tránh bệnh viêm gan B hiệu quả
- Hạn chế ăn các chất béo. Theo nghiên cứu, ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm tăng nguy cơ biến chứng xơ gan ở người bị viêm gan B.
- Trong quá trình chế biến món ăn, cần cân nhắc chế biến kết hợp các bữa ăn như kho, nấu, luôc, hấp.
- Bổ sung chất xơ và vitamin từ rau xanh, trái cây tươi.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào,…
- Gan là cơ quan có chức năng chính là đào thải và giải độc chất trong cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm, lá gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan. Vì thế nên ăn chín uống sôi, lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi sạch.
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Hạn chế ăn uống các thực phẩm có hại cho gan như rượu bia, đồ chiên rán.
- Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng và áp lực.
- Ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày và ngủ trước 11 giờ. Điều này giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào gan đã bị tổn thương.
- Thường xuyên vận động để giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. Lựa chọn bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với bệnh tình để có thể duy trì tập luyện lâu dài.