Bệnh tiểu đường là một những căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, huyết áp, suy thận,… Vì thế việc nắm rõ tiểu đường là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh như thế nào là cực kỳ cần thiết.
Mục Lục
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày. Khi tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu và làm cho đường huyết tăng cao.
Bệnh tiểu đường có 3 loại chính bao gồm:
− Đái tháo đường type 1: Là dạng bệnh phụ thuộc thuốc tiêm insulin do tuyến tụy không thể sản xuất được insulin. Bệnh thường gây ra do yếu tố di truyền. Những người trong độ tuổi dưới 30 thường mắc phải bệnh lý này.
− Đái tháo đường type 2: Không hoặc ít phụ thuộc vào insulin so với bệnh tiểu đường type 1. Bên cạnh đó, loại bệnh này xảy ra phổ biến hơn do nguyên nhân béo phì, ít vận động. Người trên 40 tuổi thường mắc căn bệnh này.
− Đái tháo đường thai kỳ: Xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24-28 và sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu không có phương án điều trị kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường vẫn là do thiếu insullin. Ngoài ra còn 1 số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến bệnh tiểu đường bao gồm:
− Nếu trong gia đình, bố, mẹ mắc tiểu đường thì con cái sẽ có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này cao hơn so với những gia đình mà bố mẹ không mắc tiểu đường, đặc biệt là người tiểu đường tuýp 1.
− Những người bị béo phì.
− Ngủ không đủ giấc cũng làm tăng hàm lượng hormone gây stress và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
− Người hay ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 50%.
− Những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học và gây ra bệnh.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Thông thường các triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu rất khó xác định được do chúng gần giống với các vấn đề thường gặp liên quan đến sức khỏe. Người bệnh nên đến cơ sở y tế kiểm tra lượng đường huyết nếu thấy xuất hiện một trong số các biểu hiện sau đây:
− Luôn cảm thấy khát nước
− Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm
− Cơ thể mệt mỏi, uể oải
− Sút cân
− Ngứa ở bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái phát nhiều lần
− Chuột rút
− Táo bón
− Mắt mờ, thị lực suy giảm
− Da dễ bị nhiễm trùng, tái phát nhiều lần
Các triệu chứng tiểu đường này không phải lúc nào cũng đều xuất hiện cùng nhau. Một dấu hiệu riêng lẻ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Cách tốt nhất để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường là xét nghiệm máu định kỳ để từ đó có phương pháp điều trị bệnh thích hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra như loét bàn chân, tháo khớp chi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, suy thận, đột quỵ…
Cách chữa và điều trị bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Mục tiêu trong điều trị là kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Sử dụng thuốc chữa trị bệnh tiểu đường
+ Thuốc uống hạ đường huyết: Được sử dụng cho người bệnh ĐTĐ typ2, giúp làm giảm lượng đường trong máu nhờ kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin; giảm sản xuất glucose tại gan hay giảm hấp thu glucose từ đường tiêu hóa…
+ Insulin: được chỉ định điều trị bắt buộc đối với người bệnh ĐTĐ typ1, với người bệnh typ2, nếu không đáp ứng tốt với các thuốc hạ đường huyết hoặc tiểu đường thai kỳ cũng được chỉ định dùng insulin để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
+ Các sản phẩm hỗ trợ: Bên cạnh với thuốc điều trị chính, người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm chuyên biệt về biến chứng tiểu đường, chứa các hoạt chất chống stress oxy hóa, dọn dẹp các gốc tự do được các chuyên gia Nội tiết khuyên dùng.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
− Khổ qua: Hay mướp đắng có tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể uống 1 ly nước khổ qua mỗi ngày, hoặc rửa sạch ăn sống kết hợp với các món ăn chính hàng ngày. Như vậy sẽ có tác dụng giảm đáng kể lượng đường trong máu và phòng ngừa các bệnh ung thư, tim mạch…
− Nha đam: Nha đam có tác dụng khác như chữa bỏng, cao huyết áp, tính mát, đồng thời giúp giảm đường huyết trong cơ thể rất tốt. Bạn nên dùng phần thịt nha đam trộn với nghệ, dùng trước các bữa ăn.
− Nấm lim xanh: Đây là loại thảo dược tự nhiên quý có chứa nhiều dược chất như Beta và Hetero-beta-glucans, Garnodermic acids-Triterpenes, Ling Zhi-8 protein… là những thành phần quan trọng chống ung thư được tìm thấy nhiều trong nấm lim xanh. Khi tác động vào cơ thể người bệnh nhóm dược chất này có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, cô lập và ngăn ngừa tế bào ung thư di căn, hỗ trợ sửa chữa các rối loạn tế bào, tăng cường sức đề kháng, giảm đau, kháng viêm nhiễm hiệu quả.
Phòng tránh bệnh tiểu đường
Tuy bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng tin vui là, bạn có thể kiếm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên. Đồng thời hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ và đường. Người bệnh có thể sử dụng loại đường dành riêng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.