Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, đặc biệt là ở những người từ 35 tuổi trở lên. Vậy ung thư cổ tử cung là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh như thế nào và ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu tất cả về bệnh lý này qua bài viết sau nhé!
Mục Lục
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ung thư ác tính hình thành ở biểu mô cổ tử cung bắt đầu phát triển nhân lên vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và từ đó tạo ra khối u trong cổ tử cung.
Đây là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 30 đến 50, phổ biến nhất là độ tuổi 45 – 50. Bệnh này ít gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Nhiễm trùng cổ tử cung với virus HPV là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ung thư cổ tử cung. HPV (Human papiloma virus) là một trong những tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến. Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây ung thư cổ tử cung chẳng hạn như hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều, thừa cân, quan hệ tình dục hay mang thai sớm, vệ sinh cá nhân kém hay do di truyền…
Triệu chứng ung thư cổ tử cung
Việc phát hiện các dấu hiệu ung thư cổ tử cung sớm là cực kỳ cần thiết để có phương án điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng ung thư cổ tử cung mà các bạn cần lưu ý:
1. Ra máu âm đạo không bình thường
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung. Hiện tượng này xuất hiện dù đang giữa kỳ kinh, sau khi quan hệ hay cả sau khi mãn kinh. Ra máu âm đạo bất thường nói chung là triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn, vì nó có nghĩa là khối u cổ tử cung đang lan rộng để ảnh hưởng đến các mô lân cận. Tốt nhất nên đến bác sĩ khám sớm để có phương án xử trí kịp thời.
2. Đau vùng chậu, lưng, hoặc chân
Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của thay đổi ở cổ tử cung, nhưng ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn thậm chí có thể lan tới bàng quang, ruột, phổi và gan. Khi đó, bạn bị những dấu hiệu như đau lưng hoặc đau chân. Nhưng điều này thường liên quan đến những trường hợp rất muộn vì cổ tử cung không thực sự ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh. Hãy nói chuyện với bác sĩ để loại trừ ung thư cổ tử cung cũng như các nguyên nhân thần kinh tiềm ẩn khác.
3. Kinh nguyệt ra nhiều
Đột nhiên kinh nguyệt của bạn kéo dài hai tuần thay vì bốn ngày, hoặc có hai lần kinh nguyệt trong một tháng thì điều đó có thể báo hiệu rằng bạn đã bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên để chắc chắn, nếu bạn thấy có bất kỳ thay đổi bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt của mình thì hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa ngay.
4. Dịch âm đạo bất thường
Khi bị ung thư cổ tử cung, dịch âm đạo có thể có mùi hôi và màu hồng, nâu hoặc có máu. Ngoài ra trong đó có thể lẫn những mảnh mô hoặc chất hoại tử. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường mà không không hẳn là bệnh ung thư. Vì thế bạn nên đi khám để xác định rõ xem liệu mình có phải đang mắc bệnh không.
5. Bất thường khi tiểu tiện
Ung thư cổ tử cung có thể gây ra sự thay đổi trong thói quen tiểu tiện. Ví dụ như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu… đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.
6. Cảm giác buồn nôn
Cảm giác buồn nôn hoặc khó tiêu kéo dài có thể là một dấu hiệu của ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung. Khi ung thư cổ tử cung tiến triển có thể khiến cổ tử cung sưng lên trong khoang bụng, chèn ép vào đường tiêu hóa và dạ dày gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng trào ngược a-xít. Vì buồn nôn có thể là một dấu hiệu của ung thư cổ tử cung cũng như nhiều vấn đề khác, hãy đi khám bác sĩ đa khoa trước khi tìm đến bác sĩ sản phụ khoa.
7. Cơ thể mệt mỏi
Khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn sẽ khiến cơ thể cảm thấy luôn mệt mỏi. Một lý do là ra máu âm đạo bất thường, một trong những triệu chứng chính của ung thư cổ tử cung, có thể làm giảm lượng hồng cầu và oxy trong cơ thể, khiến bạn luôn cảm thấy kiệt sức, mà thường không có lời giải thích nào khác. Nếu bạn đang bị suy nhược cơ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng sắt và hồng cầu.
Các biểu hiện của ung thư cổ tử cung thường có tiến triển rất chậm, đồng thời nó cũng có các biểu hiện tương tự các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác nên rất khó phân biệt. Vì thế cần theo dõi và phát hiện kịp thời các dấu hiệu trên để có phương án điều trị kịp thời.
Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung được chia làm 3 giai đoạn chính bao gồm:
Giai đoạn tiền ung thư
Những trường hợp nhiễm HPV gây ảnh hưởng có thể phát triển thành ung thư ở độ tuổi từ 25 đến 29 tuổi. Giai doạn này chưa được gọi là bệnh ung thư. Bệnh nhân vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. Nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn, cơ hội sống tới 5 năm của bệnh nhân lên tới 80% – 90%.
Giai đoạn ung thư chưa (hoặc không) di căn
Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân ở giai đoạn hai phát triển thành bệnh ung thư. Các tế bào ung thư chủ yếu phát triển trong cổ tử cung. Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị hợp lý, bệnh nhân sẽ có được kết quả khả quan. Ở giai đoạn này, các biện phát điều trị như cắt tử cung kết hợp với nạo hạch chọn lọc; cắt tử cung và một phần âm đạo; xạ trị hoặc hóa trị. Nếu các tế bào ung thư không lan sang các bộ phận khác của cơ thể thi bệnh được chữa khỏi. Lúc này tỉ lệ sống tới 5 năm của bệnh nhân còn 50-60%.
Giai đoạn ung thư di căn
Đây là giai đoạn phát triển cuối của bệnh khi các tế bào ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây là giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Việc điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị liệu chỉ có ý nghĩa tiêu diệt tế bào ung thư ở mức độ nhất định và kéo dài sự sống cho bệnh nhân mà thôi. Cơ hội sống của bệnh nhân chỉ còn 15%.
Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Ung thư tử cung có nguy hiểm không, có chết người không là những thắc mắc được rất nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là những ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm mà ung thư cổ tử cung có thể đem lại:
Gây viêm nhiễm âm đạo
Các tế bào ung thư tử cung sẽ gây đau trực tiếp lên phần bụng, khoang chậu, chảy máu âm đạo. Ra khí hư kèm mùi hôi. Ngoài ra, tùy vị trí ung thư lan đến mà có thể có nhiều biểu hiện khác nhau như ho, đau ngực, đi tiểu ra máu, chảy máu trực tràng. Hay bị đái dắt và đi tiểu ra máu.
Giảm nhu cầu quan hệ tình dục
Ung thư tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như nhu cầu sinh lý ở chị em. Phần đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, chức năng của nó là đường thông của kinh nguyệt chảy ra và cũng là màn rào chắn vi sinh vật âm đạo và không khí đi vào tử cung.
Làm mất khả năng làm mẹ
Nếu bệnh ung thư cổ tử cung nặng thì có khả năng người bệnh phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng. Điều này vô tình tước đi khả năng làm mẹ của người phụ nữ. Điều này khiến cho họ hết sức đau khổ và phải chịu những trận tâm lý bất an. Như các bạn đã biết, tử cung là nơi hợp nhất của tinh trùng và trứng để thụ thai. Khi tử cung bị cắt đi đồng nghĩa với việc người đó sẽ không thể làm mẹ được.
Gây tử vong
Các trường hợp tử vong thường mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Người bệnh vào thời điểm này không còn sức lực, luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở và không ăn được gì. Tại Việt Nam hàng năm có khoảng hơn 200.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư tử cung, trong đó khoảng 48.000 phụ nữ chết vì bệnh lý này. Do đó khi thấy cơ thể có bất kì dấu hiệu khác thường nào. Các bạn chớ nên coi thường mà cần đến ngay cơ sở y tế để khám để được thăm khám và có phương án điều trị thích hợp.
Cách điều trị ung thư cổ tử cung
Hiệu quả của việc điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn mắc bệnh của bệnh nhân. Tùy vào mỗi giai đoạn mà bác sĩ sẽ có những cách điều trị khác nhau.
Các phương pháp thường được áp dụng để chữa trị ung thư cổ tử cung bao gồm:
-Tia xạ trị liệu (dùng tia X liều cao hoặc tia có năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư).
-Hóa trị liệu (sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư).
-Phẫu thuật (cắt bỏ ung thư bằng phẫu thuật).
Đối với từng giai đoạn các phương pháp điều trị ung thư được chỉ định như sau:
∗ Giai đoạn IA (ung thư vi xâm lấn):
– Nếu xâm lấn < 1mm áp dụng thủ thuật khoét chóp để lấy hết mô ung thư. Nếu bệnh nhân sau khi tiến hành xong không có điều kiện theo dõi bằng phết tế bào và soi cổ tử cung thì nên mổ cắt tử cung toàn phần qua ngả bụng hay ngả âm đạo. Đây là lựa chọn tối ưu.
– Giai đoạn Ia1 : xâm lấn < 3mm, không có xâm lấn mạch bạch huyết cũng chỉ khoét chóp là được.
– Giai đoạn Ia2 hoặc Ia1 có xâm lấn mạch bạch huyết thì đã có nguy cơ xâm lấn hạch: cắt tử cung đơn giản và phẫu tích hạch chậu riêng biệt.
∗ Giai đoạn IB:
Có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị.
∗ Giai đoạn IIA (bệnh đã xâm lấn đến âm đạo):
Trường hợp tổn thương đã lan rộng vào âm đạo thì nên xạ trị. Còn nếu như vẫn còn lan ít thì nên áp dụng phương pháp phẫu thuật mà thôi.
∗ Giai đoạn IIB:
Điều trị chủ yếu là xạ trị, có thể sử dụng thêm phương pháp phẫu thuật.
∗ Từ giai đoạn IIIA trở đi:
ở giai đoạn này bệnh đã lan rộng ra, xâm lấn tới 1/3 dưới âm đạo và các cơ quan lân cận khác như bàng quang,…Đến lúc này thì phương pháp phẫu thuật không còn được sử dụng nữa vì rất nguy hiểm. Xạ trị là chủ yếu đồng thời có thể kèm theo hoá trị trong và ngoài.
Đồng thời, các phương pháp trên có thể kết hợp với việc uống thuốc để hỗ trợ điều trị và làm lành các tổn thương nhanh hơn.
Tùy vào mức độ mắc bệnh cũng như thể lực mà bệnh nhân có thể điều trị một phương pháp hoặc có thể phối kết hợp 2,3 phương pháp với nhau để nâng cao khả năng thành công và mức độ điều trị.
Các căn bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng cách tốt nhất để có tỉ lệ thành công cao nhất là việc phát hiện và điều trị kịp thời. Một khi ung thư cổ tử cung đã di căn thì tỷ lệ sống 5 năm chỉ có 15% mà thôi.
Phòng tránh ung thư cổ tử cung
Để phòng bệnh các chị em nên “trang bị” cho mình các kiến thức về phòng tránh ung thư cổ tử cung dưới đây:
− Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Cung cấp đủ các vitamin E, A, C vì đây là những chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Ăn nhiều các loại hoa quả như dâu tây, chuối, việt quất, các loại rau cải xanh như súp lơ, rau chân vịt,…
− Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh phụ nữ thường gặp. Nếu mắc phải các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa thì cần đi khám và điều trị dứt điểm tránh biến chứng nặng hơn.
− Tiêm vắc xin HPV để phòng chống ung thư cổ tử cung: Độ tuổi để tiêm vắc xin HPV đạt hiệu quả nhất là 10-12 tuổi. Phụ nữ 20-25 tuổi chưa quan hệ tình dục có thể tiêm nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn. Phụ nữ trên 25 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn tiêm được nhưng hiệu quả giảm đi nhiều.
− Làm xét nghiệm PAP smear mỗi năm một lần đối với những người đã có quan hệ tình dục để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
− Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, khoa học. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh nhiều con.
− Vệ sinh “vùng kín” hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.
− Tránh sử dụng các chất kích thích và hút thuốc lá.
− Kết hợp uống nấm lim xanh chữa ung thư cổ tử cung để phòng ngừa bệnh.
⇒ Click ảnh để xem thêm nhiều hơn các công dụng chữa bệnh thần kỳ của nấm lim xanh:
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn về Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung là gì và bệnh có nguy hiểm không. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Căn bệnh này gần như có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, vì vậy bạn hãy đi khám định kỳ thường xuyên để phòng tránh cũng như có phương án chữa trị bệnh kịp thời nhé.